Dòng điện xoay chiều viết tắt là AC - Alternating Current. Nghĩa là chiều của dòng điện trong mạch luôn luôn thay đổi theo thời gian, có điện áp hiệu dụng là 220. Khác với dòng điện DC (Direct Current - dòng chảy trong mạch chỉ theo một chiều nhất định).
Thông thường, dây điện khi kéo từ nhà máy điện đến nhà thường có 2 dây dẫn, ở Việt Nam, ta thường gọi là dây nóng (hay dây pha) và dây nguội (hay còn gọi là dây trung tín).
Dây nóng: có ký hiệu chuẩn là P hoặc L, là dây luôn luôn có điện và chiều dòng điện luôn luôn thay đổi theo thời gian. Biểu đồ bên dưới mô tả sự thay đổi điện áp này:
Ta sẽ thấy điện áp trên dây nóng liên tục
giảm từ giá trị dương (V+), trở về giá trị âm (V-) trong một khoảng
thời gian rất ngắn.
Dây nguội: hay còn gọi là dây trung tính, ký hiệu là N, là dây không có điện và đã được nối đất tại nhà máy phát điện.
Ta phân tích quá trình hoạt động của mạch như sau:
- Khi điện áp trên dây nóng ở bán kỳ dương V+, dòng điện sẽ từ dây nóng di chuyển qua dây tóc của bóng đèn, qua dây nguội (dây trung tín) để đi về đất.
- Khi điện áp trên dây nóng ở bán kỳ dương V+, dòng điện sẽ từ dây nóng di chuyển qua dây tóc của bóng đèn, qua dây nguội (dây trung tín) để đi về đất.
- Khi điện áp trên dây nóng trở về giá trị âm V- (bán kỳ âm), lúc này điện áp trên dây nguội (màu xanh) là 0V lớn hơn dây nóng nên sẽ có dòng điện chạy từ dây nguội, qua tải, đi về dây nóng và trở về máy phát ở nhà máy điện.
Quá trình thay đổi chiều dòng điện như
vậy diễn ra liên tục trong mạch với tần suất 50 lần trong một giây, thật
sự dây tóc của bóng đèn sẽ chớp tắt liên tục khi có dòng điện chạy qua, nhưng do nó nguội chậm và do mắt người có khả năng lưu sáng, nên ta không cảm nhận được hiện tượng trên.
***********
Chào bạn! Công ty mình củng chuyên về:
Trả lờiXóaSửa chữa nhà
Hợp tác hoặc giới thiệu dùm mình nhé!
Chúc bạn nhiều thành công!
Thân ái!