Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
An toàn thiết bị điều hòa
Khoảng 12:00 ngày 16.8, chị Trần Thị Thu Trâm (1983) ngụ tại K113/5 Đống Đa, P.Thạch Thang (Hải Châu, Đà Nẵng) ở nhà giặt đồ và lên ban công tầng 3 phơi. Thấy khá lâu không xuống, cha chồng Trâm lên gọi và phát hiện chị trong tư thế đứng dựa vào tường, một tay cầm móc sắt, đầu kia của móc sắt chạm vào vỏ ngoài của cục nóng điều hòa nhãn hiệu LG V10ENT inverter. Ông chạy tới đỡ Trâm vì nghĩ chị xỉu, không ngờ cũng bị điện giật nhưng vùng ra được. Ngay sau đó, ông gọi người nhà ngắt aptomat (máy cắt hạ áp, tự động cắt mạch điện khi có sự cố) và gọi xe cấp cứu. Giấy chứng tử Bệnh viện Đà Nẵng ghi rõ, Trâm tử vong lúc 14:15 vì bị điện giật/ngưng tim, ngưng thở.
Theo gia đình Trâm cho biết, hiện trường trước, trong và sau khi xảy ra chuyện không có bất cứ dây điện hoặc thiết bị điện nào khác, ngoại trừ cục nóng máy điều hòa LG V10ENT inverter. Máy này gia đình Trâm mua của Công ty TNHH Đức Lâm (8 Pasteur, Đà Nẵng), được lắp đặt vào ngày 14.5.2015 - tức 3 tháng trước và vẫn trong thời gian bảo hành. Sau khi chị Trâm mất, CA P.Thạch Thang có mặt lập biên bản và lấy lời khai. Gia đình Trâm đã yêu cầu giám định cục nóng điều hòa.
- Ngày 25.8, Công ty LG Electronics Việt Nam cử 2 chuyên gia Hàn Quốc đến đo đạc và xem hiện trường. Sau khi xem xét đo đạc vỏ cục nóng, hai anh này đã đòi mở ra và đưa về kiểm tra, nhưng gia đình không đồng ý.
- Ngày 7.9, Công ty Đức Lâm cử ông Lê Văn Bình (quản lý) và ông Võ Văn Thường (nhân viên kỹ thuật) đến kiểm tra. Biên bản làm việc, công ty Đức Lâm kết luận sản phẩm được lắp đặt đúng kỹ thuật, vị trí lắp đặt đảm bảo.
- Ngày 16.9, Công ty LG Electronics Việt Nam đã mời đại diện gia đình Trâm đến Văn phòng - chi nhánh tại tầng 9, Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Đà Nẵng, họp. Bên nhà Trâm đã yêu cầu có đơn vị thứ 3 đủ tư cách pháp nhân giám định thiết bị điện trong cục nóng.
- Ngày 17.9, Công ty McLarens - được chỉ định bởi công ty LIG, là công ty bảo hiểm cho các sản phẩm của LG, đã cử đại diện đến hiện trường vụ án. Biên bản làm việc ghi nhận: Lúc ngắt tự động (chưa cấp nguồn điện) là 0,001 V; 0,000 mA. Lúc bật tự động (cấp nguồn điện) là 225,3 V; 6,21 mA.
Theo ý kiến phía nhà Trâm, thông số đo trên cho thấy đã có sự rò điện khủng khiếp của cục nóng, đây là lỗi sản phẩm không phải lỗi lắp đặt và yêu cầu phía Công ty phải có biện pháp giải quyết. LG Electronics Việt Nam cũng tán thành. Tuy nhiên, đến hôm nay 23.9 vẫn chưa có động tĩnh gì v/v mời đơn vị có tư cách pháp nhân đến giám định cục nóng.
Chị Trâm mất đi để lại hai con nhỏ 38 tháng tuổi và 16 tháng tuổi đang còn bú mẹ; máy điều hòa LG mà chị gặp chuyện vẫn đang còn phải trả góp.
@ Anh Trần Vũ (anh trai chị Trâm), phone: 0914 458 877.
Đã có đơn gửi Công an Đà Nẵng, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và báo chí nhờ can thiệp!
………………..
P/s: Một kỹ sư điện chuyên thi công hệ thống máy lạnh cho các công trình, cho biết.
Hầu hết trong cataloge của tất cả các hãng đều khuyến cáo việc tiếp địa khi thi công lắp đặt, tức phải có hệ thống nối đất. Đây là nguyên tắc an toàn cơ bản. Một số hãng khi lắp máy, nếu bỏ qua do điều kiện thực tế không có chỗ tiếp địa cẩn thận; thì đúng bài bản sẽ yêu cầu gia đình cam kết việc này!
Trên thực tế, các máy điều hòa Inverter (sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng) đang bán tại thị trường Việt Nam sau khi xài đều rung động và có hiện tượng rò điện cảm ứng, nhất là vào mùa mưa. Phần lớn các cục nóng đều được đặt ngoài trời, bắt trên tường hoặc kê cao để tránh khỏi mặt nước. Tại nhìu công trình, cục nóng đặt trực tiếp trên mái hoặc lắp lên giá đỡ với vít bắt sâu vô tường cũng là một dạng tiếp địa tự nhiên; tuy rất thô so nhưng cũng triệt tiêu kha khá. Nếu nhìn vào hình ảnh và thông số điện do gia đình cung cấp, thì máy lạnh nhà chị Trâm gặp nhiều vấn đề do lắp đặt, phần do tư vấn không kỹ cho khách hàng, không có khuyến cáo cần thiết hoặc khách hàng chủ quan; khó lỗi sản phẩm.
Theo Fb Lê Nguyễn Hương Trà
Commetn tư vấn thêm:
Cong Hung: Sau khi đọc qua bài viết và các comment tôi thấy có nhiều vấn đề tôi cần tham gia.
Vị kỹ sư điện lạnh nào đó nói rằng ốc vít bắt vào tường cũng là dạng tiếp địa tự nhiên, tuy rất thô so nhưng cũng triệt tiêu kha khá là sai. Nếu rò điện ít thì nó có thể triệt tiêu, nhưng nó rò nhiều thì không thể giảm điện thế vì điện trở tiếp đất quá lớn. Khi bị điện rò nhiều vào mùa mưa những móc áo quần bắt vào tường bằng kim loại gần đó sờ vào sẽ bị giật te tua theo hiện tượng điện áp bước.
Có người bảo rằng chị ta khi bị giật điện có phản xạ thả tay ra khỏi vật bị rò điện như vậy chị ta chết không phải do giật điện của máy điều hòa. Điều này căn cứ theo lời khai của người nhà thì bạn ấy sai. Theo người nhà khai " ... phát hiện chị trong tư thế đứng dựa vào tường, một tay cầm móc sắt, đầu kia của móc sắt chạm vào vỏ ngoài của cục nóng điều hòa" qua đó tôi phân tích thế này: Cháu Thu Trâm khi móc áo quần lên máy điều hòa bị giật điện phản xạ tự nhiên các ngón tay cháu co rút nắm chặt vào móc sắt, cháu hay bất cứ người nào cũng muốn rút tay ra khỏi nơi giật nhưng trường hợp này giật mạnh các ngón tay bị co rút và cánh tay bị tê cứng không đủ lực co lại giật ra được, chị ta bị mát bức tường không té ngã được cho nên móc áo quần không ngoát ra được Bị giật điện mạnh trong vòng hơn một phút đồng hồ thì ngưng tim ngay.
Có người bảo rằng máy điều hòa không bắt aptomat chống giật được là sai. Tôi đã từng bắt rất nhiều rồi.
Có người bảo rằng bắt apstomat chống giật phải có tiếp đất mới có tác dụng là không đúng Tuy nhiên bắt thêm dây tiếp đất đúng kỹ thuật thì an toàn hơn đề phòng aptomat chống giật bị hỏng. Tôi đã thấy nhiều người đã đóng tiếp đất sai kỹ thuật chỉ trừ những cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên bây giờ nhiều cơ quan thuê người đóng tiếp đất sau đó thuê bên đo lường chất lượng do không đạt điện trở cách điện thì đem nước muối đỏ xuống để đánh lừa cơ quan kiểm định. Một hành động vô nhân đạo.
Đúng ra khi khoan giếng để đóng cọc tiếp đất người ta đổ bột than graphic để tiếp điện được tốt mà không làm hỏng cột tiếp đất. Bột này mua hết nhiều tiền cho nên họ lấy muối đổ xuống để lừa mọi người. sát V kẽm 100x100 của điện lực là tốt nhất không bị rỉ sét khi cắm xuống nơi ẩm. Nhưng phải chú ý khi dây đồng tiếp nối vào cọc này phải dùng đầu cos (có người gọi là hê nô ) bắt ốc siết chặt. Không nên bắt dây đồng trực tiếp vào kẽm sẽ sinh điện hóa ăn mòn làm đứt dây đồng. ta không phát hiện được sau nhiều năm sử dụng rất nguy hiểm. Apto mát chống giật hằng tháng ta nên kiểm tra bằng cách nhấn vào nút đỏ có chử Test khi có điện nếu nó không nhãy thì nên thay thế cái mới. thường xuyên kiểm tra để biết nó còn hoạt động không còn có mục đích làm rơi bui và chống hiện tượng dính tiếp điểm.
Đối với máy nước nóng trước khi tắm nên nhấn nút TESt để thử có cắt không, nếu nó cắt thì nhấn lại nút RESET để đóng điện lại sử dụng. Với máy nước nóng gián tiếp cục chống giật như hộp diêm nằm trên dây điện vào cũng có nút đỏ để thử. Chú ý trong phòng tắm phải thông gió. Nếu để độ ẩm cao sẽ mau hỏng thiết bị chống giật của máy nước nóng.
có bạn nói rằng máy nào cũng vậy, máy nào rờ vào cũng tê tê. Bạn nói đúng nhưng bạn không hiểu gì về kỹ thuật. Các máy lắp ráp tại VN hay nhập cảng vào VN phần lớn sờ vào hơi tê tê nhẹ. dó lẽ do nhiệt độ, hoặc độ ẩm của VN không thích hợp nhưng các đại lý bảo hành, cũng như các đại lý mua bán cẩu thả. Hiện tượng này thợ điện tử trước đây làm trong nhà tôi đều xử lý đơn giãn, vật tư không bằng tiền mua điếu thuốc con ngựa.
Qua mấy chục năm va chạm với nghề này chia xẻ kinh nghiệm qua mấy dòng này với các bạn về đề tài này chưa đủ nhưng có lẽ cũng giúp cho các bạn phần nào. sợ gõ dài quá cmt không chấp nhận, hẹn sẽ chia xẻ thêm đề tài này dịp khác.
Mỗi người một nghề, không phải nghề của mình thì mình không biết đó là chuyện thường tình không ai chê mình dốt cả. Tôi mong các bạn không nên phát biểu theo cảm tính của mình thiếu khoa học làm người đọc hiểu sai rất nguy hiểm. Đây là đề tài an toàn điện chứ không phải là văn chương nói đúng hay sai chẳng chết thằng tây nào. Có một số người tham gia nơi đây không chuyên về nghề điện cho nên tôi dùng những từ bình dân để khi tiếp xúc với thợ, hoặc đi mua thiết bị được dễ dàng, nếu dùng từ khoa học thì thợ chẳng hiểu hoặc người bán hàng cũng chẳng hiểu bạn mua cái gì mặc dầu bạn dùng từ kỹ thuật đúng nhưng họ tưởng bạn ở cung trăng mới xuống.
Chúc các bạn vui vẻ và may mắn.
Sửa cải tạo nhà ở gia đình phân lô
Dự án sửa chữa cải tạo nhà ở gia đình phân lô của suanha3d thực hiện đồng bộ từ thiết kế đến thi công hoàn thiện công trình
-
C ác bộ ph ậ n của cầu thang bao gồm: Bản thang; chiếu nghỉ; dầm chiếu nghỉ; chiếu tới (dầm chiếu tới- nếu cần); bậc thang; (dầm cốn tha...
-
Mái là bộ phận trên cùng của nhà. Mái là kết cấu chịu lực đồng thời cũng là kết cấu bao che. Tác dụng chính của mái là che mưa, che nắng c...
-
Sửa nhà 3D cung cấp dịch vụ sửa bản vẽ thiết kế 2d, 3d tốc độ cao. Bản vẽ được tối ưu hóa nhất để thi công, giúp giảm chi phí rườm rà không...