Nguyên tắc chính khi xây gạch
- Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.
- Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước
của vữa tạo liên kết tốt khi xây.
- Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để
tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.
- Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình
xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.
- Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải
dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp
nếu tường không ngang phẳng.
- Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây
xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết vữa kĩ nhằm tránh trường
hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà giáo.
- Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được
xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.
- Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, đường điện, ống nước……sau này.
- Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để
khối xây đạt cường độ từ từ.
Tường thực tế xây 5 dọc 1 ngang |
Vữa xây
- Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.
- Chiều rộng mạch vữa đứng : 8– 12mm.
- Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.
- Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.
- Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.
- Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 6 hoạc 8 dài 20-25cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).
- Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây
quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.
- Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo
theo quy phạm.
Khoan thép liên kết cột bê tông với tường gạch |
1. Khối xây phải đông đặc và vững chắc:
Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau, không còn khe hở hay có thể bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử dụng dúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu nén kém hơn gạch rất nhiều , nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối xây, nếu mỏng quá thì cũng không đủ sức gắn chặt các viên gạch với nhai. Trung bình mạch vữa có độ dày từ 8-12mm.
Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở những bộ phận chịu sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều thì phải tăng vữa nhiều, khối xây s4 yếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau.
2. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn mí”
“trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trêncủa viêngạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
“dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới.
Căng dây, thả dọi khi xây |
4. Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói quen như vậy, thì mặt tường xây xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề. Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay.
------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét